Ráy tai bôi trơn, làm sạch, bảo vệ niêm mạc ống tai. Vì bản chất là sáp, nên nó có khả năng ngăn ngừa thấm nước, giữ bụi bẩn, cũng như đảm bảo côn trùng, nấm, vi khuẩn không xâm nhập vào ống tai và gây hại cho màng nhĩ. Ráy tai cúng có tính a-xít nhẹ, nên nó có đặc tính kháng khuẩn. Không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, úng nước, dễ bị nhiễm trùng.
Nút ráy tai và những tác dụng
Ráy tai khô hay ướt tùy thuộc vào hoạt động của tuyến ráy tai khác nhau. Dù ở dạng khô hay ướt, ráy tai đều có nhiệm vụ bảo vệ ống tai.
Theo các nhà nghiên cứu, ráy tai ướt hay khô thường do gen quyết định. Ráy tai khô xuất hiện ở 95% người Đông Á, còn ráy tai ướt chiếm ưu thế ở người châu Âu lẫn châu Phi. Do đó, người Việt Nam chúng ta có xu hướng bị ráy tai khô nhiều hơn.
Tại sao bạn có nhiều ráy tai hơn người bình thường
Một số người tiết nhiều ráy tai hơn bình thường. Một số yếu tố ảnh hưởng bao gồm:
Bản thân có ống tai hẹp hoặc không hình thành đầy đủ
Những người ống tai có rất nhiều lông
Người mắc bệnh xương khớp, hoặc tăng trưởng xương lành tính ở phần ngoài ống tai
Người có bệnh lý tình trạng da, hay gặp: chàm
Người già, vì ráy tai có xu hướng trở nên khô hơn và cứng hơn theo tuổi tác, điều này làm tăng nguy cơ bị nút ráy tai
Người bị viêm tai thường xuyên
Những người mắc hội chứng Lupus ban đỏ hệ thống…
Bơi có thể khiến một số người sản xuất ráy tai nhiều hơn.
Khi một tai của bạn bị chặn bởi nút ráy tai sẽ gây đau và ảnh hưởng đến thính giác.
Tắc nghẽn nút ráy tai có thể gây ra các triệu chứng sau:
Đau tai
Nhiễm trùng tai
Ngứa
Ù tai , như có chuông trong tai
Một cảm giác “đầy”, “ứ” trong tai
Chóng mặt, hoặc cảm giác mất cân bằng và buồn nôn
Ho, do áp lực từ tắc nghẽn kích thích dây thần kinh trong tai
Nút ráy tai có thể dẫn đến nhiễm trùng tai nếu không được điều trị. Rất hiếm khi nhiễm trùng này lan đến nền sọ và gây ra biến chứng nội sọ do tai khác.
Tuy nhiên, chóng mặt có thể xảy ra nếu ráy tai đẩy vào màng nhĩ hoặc sát màng nhĩ. Triệu chứng này có thể gây buồn nôn và cảm giác đầu óc di chuyển. Chính điều nay mới gây ra những nguy hiểm thứ phát cho người bệnh.
Nút ráy tai luôn gây khó chịu cho người bệnh, do đó cần phải được thăm khám, can thiệp bởi bác sĩ chuyên khoa.
Tùy vào vị trí, mật độ cũng như tình trạng ống tai của người bệnh, bác sĩ có thể dùng dụng cụ chuyên dụng lấy nút ráy tai ra ngoài ngay trong lần đầu tiên thăm khám.
Với các trường hợp nút ráy tai quá cứng, nằm sát màng nhĩ, bác sĩ có thể kê đơn hướng dẫn bạn sử dụng một số thuốc xịt làm mềm ráy tai chuyên dụng tại nhà. Sau đó, khi ráy tai đã mềm hơn, chúng sẽ được hút ra ngoài dễ dàng bởi dụng cụ chuyên dụng, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Chỉ sử dụng đầu tăm bông mềm để làm sạch các phần bên ngoài của tai, và không bao giờ chọc vào bên trong.
Như vậy, ráy tai không phải chất dư thừa, thậm chí còn đóng vai trò làm “người bảo vệ” cho tai. Vì một lý do nào đó, bạn bị tăng tiết ráy tai nhiều, hãy đi khám để điều trị nguyên nhân đó. Nút ráy tai luôn cần sự can thiệp của cơ sở chuyên môn. Việc tự ý lấy nút ráy tai vừa làm chúng bị đẩy vào sâu hơn, vừa có thể gây tổn thương ống tai, thậm chí thủng màng nhĩ.
Tham khảo Manlispa - Cơ sở lấy ráy tai uy tín tại Hà Nội!